Chương trình đào tại vận tải và logistics “xanh” (Green Freight transport and Logistics – GFL) là chương trình thường niên tập trung vào hoạt động đào tạo cho 06 đại diện/quốc gia đến từ Campuchia, Trung Quốc (tỉnh Vân Nam và khu vực Choang Quảng Tây), Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam về các yếu tố “xanh” trong hoạt động vận tải và logistics. Chương trình này được tài trợ bởi Viện Mekong (MI) đặt tại Khon Kaen, Thái Lan, với sứ mệnh đóng góp thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội bền vững và xóa đói giảm nghèo thông qua phát triển và xây dựng năng lực cạnh tranh cho chất lượng nguồn lực nhân sự.

Ông Trần Lý Hiếu, phụ trách phát triển kinh doanh quốc tế, cùng 05 đại diện đến từ Việt Nam đã tham dự chương trình đào tạo từ ngày 18 đến ngày 25 tháng 02 năm 2019. Chương trình đào tạo đã tạo cơ hội tốt để các ứng viên trao đổi kiến thức về logistics, giao lưu văn hóa, đồng thời góp phần xây dựng các quan hệ quốc tế giữa các quốc gia tham dự với nhau.

Chương trình đào tạo được thực hiện thông qua sự kết hợp đa dạng các phương pháp, thảo luận tập thể, nghiên cứu tình huống cụ thể, hoạt động nhóm, đóng vai và mô phỏng tình huống. Khóa đào tạo nhằm trang bị cho người tham gia kiến ​​thức và kỹ năng về công tác thực hành các giá trị bền vững trong các ngành vận tải và logistics tại khu vực các quốc gia Mekong.

Các ứng viên tham gia được đào tạo với 13 mô hình như sau:

Mô-đun 1: Giới thiệu về GFL;
Mô-đun 2: Vận chuyển “xanh” và Logistics “xanh” (Tại sao? và Làm thế nào?);
Mô-đun 3: Khung GFL – Đo lường – Chẩn đoán;
Mô-đun 4: Tầm nhìn – Mục tiêu – KPI;
Mô-đun 5: Cường độ vận chuyển;
Mô-đun 6: Các phương thức chuyển đổi;
Mô-đun 7: Tối ưu hoá phương tiện;
Mô-đun 8: Tiết kiệm nhiên liệu;
Mô-đun 9: Nhiên liệu thân thiện hơn với môi trường (Decarbonising fuel);
Mô-đun 10: Đề án và chương trình đã được công nhận;
Mô-đun 11: Thỏa thuận vận tải xuyên biên giới (GMS) của các quốc gia khu vực sông Mekong (GTA): Liên quan đến vận tải “xanh” và logistics “xanh”;
Mô-đun 12: Tầm quan trọng của công nghệ vận chuyển  “xanh”, các loại hình và giải pháp;
Mô-đun 13: Giám sát hiệu quả hoạt động của công ty thông qua Chương trình phần mềm tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ logistics “xanh” (GLSQS).

 

IMG_5572-min

IMG_6116-min

558d60c64ce1aebff7f0

Một số hình ảnh tại buổi huấn luyện

Sau khóa đào tạo, các ứng viên của mỗi quốc gia sẽ thực hiện kế hoạch hành động tại công ty đang công tác, kế hoạch hành động chung tại quốc gia đang làm việc cùng với các ứng viên còn lại, nhằm tăng cường nhận diện về GFL và hoạt động trải nghiệm trong 03 tháng. Với mục đích “xanh” trong vận tải và logistics, ONEX Logistics sẽ nỗ lực để lan toả thông điệp, cùng chung tay để góp phần vào sự phát triển yếu tố “bền vững” và “xanh” ngày một tốt hơn.

ONEX Logistics Team.

Written by

Tài khoản dùng để quản trị website của bạn !

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

footer shape