Sơ lược về máy dò khí nén

Trong một thế giới đang phát triển như hiện nay, đi cùng với sự tăng lên trong khả năng sản xuất là sự tiến bộ không ngừng nghỉ của khoa học công nghệ. Trong đó, khí nén chính là một thành phần không thể không điểm tên khi nó được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống như ô tô, điều hòa khí hậu, thăm dò năng lượng, trong ngành thực phẩm và ăn uống, lĩnh vực công nghiệp, y khoa và nha khoa, khí tự nhiên,…

Thế nhưng, để đạt được hiệu quả vận dụng cao nhất thì cần có sự chuẩn xác trong quá trình thực hiện, chính vì vậy mà song song với đó là sự ra đời của các thiết bị đo lường nhằm đáp ứng nhu cầu trên và liên hệ với khí nén chính là thiết bị dò khí nén.

Thông thường, các thiết bị dò khí nén sẽ được nhập khẩu từ nước ngoài. Và để duy trì tính ổn định của máy thì các doanh nghiệp sản xuất thường thực hiện tạm xuất ra nước ngoài để kiểm tra, sửa chữa sau đó tái nhập, thay vì mua thêm máy mới để tiết kiệm chi phí hơn. Những lúc này, doanh nghiệp cần lưu ý đến thủ tục tạm xuất tái nhập thiết bị, máy móc đã qua sử dụng (VAT 0%).

>> Có thể bạn quan tâm: Công ty TNHH Jebsen & Jenssen Ingredients Việt Nam đề nghị cơ quan Hải quan hướng dẫn chính sách thuế NK đối với hàng hóa tạm xuất hoặc tạm xuất tái nhập để bảo hành sửa chữa, thay thế

Trước hết cần xác định nhu cầu xuất đi để chọn đúng loại hình và chuẩn bị các chứng từ phù hợp với loại hình đó. Dưới đây là một số trường hợp thường thấy:

  • Hàng xuất ra nước ngoài để sửa chữa, hiệu chuẩn (cần hợp đồng và email thỏa thuận);
  • Hàng xuất ra nước ngoài để bảo hành (cần hợp đồng mua bán có điều khoản bảo hành còn hiệu lực);
  • Hàng xuất đi triển lãm cần tái nhập về (cần giấy mời, thư bảo lãnh, hợp đồng thuê mướn,… tùy trường hợp);
  • Hàng xuất cho đối tác thuê có thời hạn (cần hợp đồng cho thuê có ghi rõ thời hạn);
  • Hàng xuất đi để kiểm tra, lấy mẫu phân tích (cần chắc chắn sẽ nhập về dù kiểm tra đạt hay không đạt,…).

Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị khi xuất hàng

  • Hợp đồng sửa chữa, hợp đồng bảo hành, hợp đồng thuê mướn,…;
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) được cung cấp bởi công ty người gửi. Giá trị hàng hóa (100% giá trị nếu là hàng mới hay hàng triển lãm hoặc còn 10-20% giá trị ban đầu do khấu hao sử dụng);
  • Bảng kê / Phiếu chi tiết hàng hóa;
  • Công văn xin tạm xuất – tái nhập;
  • Tờ khai xuất khẩu.

Trong trường hợp hàng tạm xuất hết hiệu lực thì phải làm thủ tục gia hạn cho tờ khai tạm xuất, thành phần hồ sơ sẽ bao gồm:

  • Tờ khai tạm xuất bản gốc (liên được giữ bởi người xuất khẩu) và bản photo sao y;
  • Công văn xin gia hạn;
  • Hợp đồng sửa chữa, bảo hành, thuê mướn,…;
  • Điều khoản, phụ lục có đề cập đến việc gia hạn trong hợp đồng hoặc email, công văn thông báo cần thêm thời gian.

Và đến khi cần tái nhập thì cần chuẩn bị bộ hồ sơ như sau:

  • Tờ khai nhập khẩu (có thể có khác biệt về Invoice);
  • Công văn tái nhập;
  • Hoá đơn thương mại;
  • Bảng kê / phiếu chi tiết hàng hóa.

Sau khi đọc bài viết này, nếu bạn vẫn còn cảm thấy chưa rõ về nghiệp vụ tạm xuất – tái nhập thiết bị, máy móc, hãy liên hệ ONEX để được tư vấn cụ thể hoặc sử dụng dịch vụ của chúng tôi để tiết kiệm hết mức thời gian của bạn với hai lý do. Thứ nhất, ONEX có trình độ chuyên môn của các chuyên gia làm việc lâu năm trong ngành. Thứ hai, ONEX luôn sắp xếp quy trình một cách hợp lý và không để có sự xuất hiện của thời gian chết. Đến với ONEX, bạn có thể yên tâm rằng hàng hóa của mình sẽ được thông quan trong vòng 12 giờ.

ONEX Logistics Team.

Written by

Tài khoản dùng để quản trị website của bạn !

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

footer shape