ÁP LỰC NGHỀ GIAO NHẬN-KHI KHÁCH CẦN HÀNG GẤP, SẴN SÀNG BỎ NGÀN ĐÔ ĐỂ CHUYỂN TỪ SEA SANG AIR

Hàng xuất khẩu bằng đường biển nhưng phải chuyển vội sang đi hàng không thì nên làm gì?
Nếu bạn là trưởng phòng phụ trách xuất nhập khẩu, bạn sẽ xử lý như thế nào khi gặp vấn đề trên?

Thật không dễ dàng để chuyển một container 40’ feet đã thông quan thủ tục xuất khẩu, đã vào sổ tàu “đang nằm im ở Cát Lái đợi chờ”, và chỉ còn 12 giờ đồng hồ nữa là “xuất dương” để đến “bờ bến lạ” thế mà đột ngột người mua hàng yêu cầu chuyển sang vận chuyển bằng đường hàng không vì nhà máy cần thay thế linh kiện gấp.

Đây không phải là trường hợp hiếm trong hoạt động xuất-nhập khẩu hàng hoá nhưng là trường hợp đau đầu và áp lực với các bạn làm “nghề giao nhận” và áp lực nhất là chạy đua với thời gian để hoàn thành thủ tục hải quan, rút hàng từ container ở cảng biển chuyển lên sân bay với điều kiện cấm đường, cấm tải và thủ tục nhiều “cửa ải” nhiêu khê.

Gần đây, ONEX Logistics đã nỗ lực cùng khách hàng của mình ở Việt Nam hoàn tất thủ tục rút hàng chuẩn bị xuất khẩu bằng đường biển ở cảng Cát Lái chuyển sang sân bay Tân Sơn Nhất để vận chuyển bằng đường hàng không đi Châu Âu.

  • Công ty Xuất khẩu ở Nhơn Trạch – Đồng Nai đã thông quan tờ khai và hàng nằm trên bãi container Cát Lái.
  • Người nhập khẩu chắc đang gặp sự cố giống “đường ống Sông Đà” nên một hai yêu cầu chuyển sang đi Air cho kịp.
  • Vì khách hàng ở Đồng Nai, các chứng từ đều phải ký đóng dấu trực tiếp để được Hải quan Nhơn Trạch phê duyệt.
  • Hàng nặng cả tấn, dài hơn 6 mét, nên chỉ có mấy anh “xe tải cẩu” mới dỡ và chở nổi.
  • Cơ mà “closing time” chỉ còn vỏn vẹn 48 giờ. Mệt chưa?

Thật ra đây không phải là lô hàng ONEX Logistics nhận làm dịch vụ ngay từ đầu. Tuy nhiên vì nhận thấy khách hàng cần sự giúp đỡ và tinh thần “Nổ lực không ngừng vì khách hàng”, ONEX sẵn sàng chạy đua với thời gian để xử lý nghiệp vụ giữa nhiều địa điểm khác nhau từ nhà máy của khách hàng tại Đồng Nai, Chi cục hải quan Nhơn Trạch, Cảng Cát Lái, Hãng Tàu và gây cấn nhất là rút hàng từ container ra đóng vào xe tải có cẩu tự hành vận chuyển về sân bay lúc 12 giờ đêm.

Để bảo bảo thủ tục kịp thời, gọn gàng, sạch sẽ và đặc biệt không lãng phí thời gian những việc như ký tá thêm chứng từ, ký lại chứng từ, chạy lên chạy xuống để bổ sung chứng từ thiếu trong bộ hồ sơ nộp cán bộ hải quan, cán bộ cảng, hãng tàu. ONEX Logistics dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của mình đầu tư thời gian vào hoạt động nghiên cứu chứng từ, thủ tục kỹ càng, lên danh sách các loại chứng từ và số lượng từng loại chứng từ cần thiết, thống kê từng bước chi tiết, lập phương án tác nghiệp để đảm bảo hoạt động làm hàng không bị thiếu sót.

ONEX tin rằng, thật không dễ dàng để tìm được một khách hàng, một đối tác luôn sẵn hàng hỗ trợ nhau trong những lúc khó khăn.
Nếu bạn đã từng trải qua những rắc rối về thủ tục hải quan, sự chồng chéo về chính sách mặt hàng, ranh giới “mỏng manh” giữa hai mã HS mà thuế suất thì hoàn toàn khác biệt hoặc bị kiểm tra sau thông quan một lô hàng từ rất lâu trước khi bạn phụ trách hoạt động xuất-nhập khẩu của công ty, bạn sẽ nhận thấy rằng thủ tục hải quan là một rào cản lớn trong họat động ngoại thương.

Những điều kể trên hoàn toàn có thể được hạn chế và rủi ro được đảm bảo ở mức thấp nhất nếu bạn nghiêm túc nghiên cứu để thật sự hiểu rõ những vấn đề đang xảy ra trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của mình.

ONEX Logistics Team.

Written by

Tài khoản dùng để quản trị website của bạn !

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

footer shape