Việc xin giấy phép nhập khẩu cho hàng hóa, sản phẩm nhất định là điều được các công ty xuất nhập khẩu hết sức quan tâm do đây là yêu cầu bắt buộc của Nhà nước ta. Chúng tôi sẽ giải đáp về các thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu gồm những gì? Xin ở đâu? để quý độc giả tham khảo.
Trước tiên doanh nghiệp cần xác định chính xác hàng hóa mình nhập khẩu có nằm trong danh mục phải xin giấy phép nhập khẩu do Nhà nước quy định hay không và nếu có thì thuộc diện quản lý của bộ nào để về bộ đó xin giấy phép.
Quy trình thủ tục xin giấy phép nhập khẩu ở mỗi bộ (Bộ công thương, Bộ giao thông vận tải, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ thông tin và truyền thông, Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Bộ y tế) sẽ có những khác biệt nhất định và về cơ bản thì doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký giấy phép nhập khẩu đầy đủ, hợp lệ theo yêu cầu được đưa ra đối với hàng hóa nhập khẩu của mình để gửi về trụ sở hoặc cơ quan đại diện của bộ đó. Hồ sơ sau khi tiếp nhận sẽ được xem xét và cấp giấy phép nhập khẩu (nếu hợp lệ và đủ điều kiện) trong thời gian quy định.
Có thể xin cấp giấy phép nhập khẩu ở đâu?
Như chúng tôi đã nêu ở trên thì loại hàng hóa thuộc sự quản lý của bộ nào sẽ cần được cấp phép bởi bộ đó. Doanh nghiệp có thể tham khảo danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý theo chuyên ngành được quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành năm 2013 để nắm được thông tin cần thiết.
Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ xin giấy phép nhập khẩu của công ty
Với tiêu chí Trọn gói – Nhanh chóng – Tiết kiệm – Uy tín, công ty đã xây dựng quy trình dịch vụ giúp khách hàng xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa một cách thuận lợi nhất, cụ thể như sau:
Bước 1: Khảo sát sơ bộ các giấy tờ doanh nghiệp hiện có.
Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa, bao gồm:
+ Phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp của các yêu cầu mà khách hàng đề xuất.
+ Tư vấn cho doanh nghiệp về các thủ tục cần làm khi xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa.
+ Tư vấn việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết để làm hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu.
+ Tư vấn về các vấn đề có liên quan khác.
Bước 3: Ký hợp đồng với doanh nghiệp.
Bước 4: Giúp doanh nghiệp xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa.
Bước 5: Đại diện doanh nghiệp lên trụ sở các Bộ/cơ quan ngang Bộ để nộp hồ sơ.
Bước 6: Đại diện cho doanh nghiệp nhận giấy phép nhập khẩu tại nơi đã nộp hồ sơ hoặc tư vấn khiếu nại việc từ chối cấp phép (nếu có).
Nguồn: Luật Thống Nhất
ONEX Logistics Team.