Có thể nói, chứng từ xuất nhập khẩu là nguyên liệu cốt lõi giúp cho quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa được diễn ra thuận lợi. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những loại chứng từ về nhập và xuất khẩu hàng hóa trong vận tải đường biển.

  1. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of Origin (C/O)
    Là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp ở Việt Nam thường là Phòng Thương mại & Công nghệ Việt Nam (VCCI) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa.

1. Các mẫu C/O hiện áp dụng tại Việt Nam.

Tùy vào từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi/đến từ nước nào,…) mà chúng ta sẽ xác định cần loại mẫu nào. Hiện có các loại phổ biến như sau:

 – C/O cấp theo quy tắc xuất xứ không ưu đãi:

+ C/O form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước;
+ C/O form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO);

+ C/O form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang E theo hiệp định dệt may Việt Nam – EU;

+ C/O form Mexico (thường được gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico;

+ C/O form Venezuela cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela;

+ C/O form Peru cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru.

 – C/O cấp theo quy tắc xuất xứ ưu đãi:

+ C/O form A: ưu đãi thuế quan phổ cập GSP cấp cho Việt Nam xuất khẩu sang các nước;

+ C/O form D: hàng xuất khẩu sang các nước Asean thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT;

+ C/O form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước Asean thuộc diện hưởng ưu đại thuế quan theo hiệp định Asean – Trung Quốc;

+ C/O form GSPT: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (CSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP.

2. Mục đích của việc cấp C/O

– Ưu đãi thuế quan: Xác định được xuất xứ của hàng hóa từ đó có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo thoải thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.

– Áp dụng thuế chông phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chông trợ giá trở nên khả thi.

– Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thối kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ hàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.

– Xúc tiến thương mại.

3. Đặc điểm

– C/O được cấp cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu rõ ràng. Tức là chỉ được cấp cho hàng hóa tham gia vào lưu thông quốc tế và đã được đặc định xuất khẩu tới nước nhập khẩu.

– C/O chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xác nhận theo một quy tắc xuất xứ cụ thế và quy tắc này phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận.

4. Nội dung cơ bản của C/O

C/O thể hiện các nội dung nhau:

– Loại mẫu C/O: nhằm thực hiện C/O được cấp theo một quy tắc xuất xứ cụ thể tương ứng.

– Tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu.

– Tiêu chí về vận tải: tên phương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp hàng/ dỡ hàng, vận tải đơn,..).

– Tiêu chí hàng hóa: tên hàng, bao bì, nhãn mác, đóng gói hàng hóa, trọng lượng, số lượng, giá trị,…

– Tiêu chí về xuất xứ hàng hóa: tiêu chí xác định xuất xứ, nước xuất xứ hàng hóa.

– Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu.

5. Phân loại C/O

Thông thường C/O được phân loại theo 02 cách sau đây:

– C/O cấp trực tiếp: C/O cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất xứ cũng có thể là nước xuất khẩu.

– C/O giáp lưng (back to back C/O): C/O cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu không phải là nước xuất xứ. Nước xuất khẩu trong trường hợp này gọi là nước lai xứ.

      II. Hóa đơn thương mại (Commercial invoice proforma)

Là một chứng từ thương mại do người bán phát hành để xuất trình cho người mua sau khi hàng hóa được gửi đi. Là yêu cầu của người bán yêu cầu người mua phải thanh toán số tiền hàng theo những điều kiện cụ thể ghi trên hóa đơn. Hóa đơn thường được lập thành nhiều bản để dùng trong nhiều việc khác nhau: xuất trình cho ngân hàng để lấy tiền hàng, xuất trình công ty bảo hiển để tính phí bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế,…

1. Mục đích của việc cấp hóa đơn thương mại

 – Là chứng từ không thể thiếu trong vấn đề giao hàng;

 – Một trong những chứng từ quan trọng để xác lập việc thanh toán với đối tác;

 – Là căn cứ quan trọng để xác định giá trị hải quan của hàng hóa để tính thuế nhập khẩu.

2. Nội dung của hóa đơn thương mại

 – Tên cửa khẩu hàng đến;

– Tên người mua, người bán;
– Mô tả chi tiết sản phẩm: tên thông thường của sản phẩm, cấp hạng hay chất lượng và mã hiệu, số hiệu và ký hiện của hàng hóa khi lưu thông trên thị trường nội địa nước xuất khẩu cùng với số mã hiệu bao gói hàng hóa;

– Số lượng tính theo trọng lượng hoặc kích thước của giao hàng;

– Gía của từng mặt hàng;

– Loại tiền;

– Các chi phí liên quan ghi rõ từng khoản (nếu có) như: cước phí vận tải quốc tế, phí bảo hiểm, hoa hồng, chi phí bao bì, chi phí đóng gói, tất cả các chi phí và phí tồn khác ( nếu chưa nằm trong các khoản trên). Chi phí đóng gói, bao bì, container và cược phí vận tải nội địa đến cảng xuất khẩu không phải liệt kê nếu như đã nằm trong giá hóa đơn và được chú thích như vậy;

– Các giảm giá, chiết khấu;

– Nước xuất xứ hàng hóa;

– Hóa đơn thương mại phải thể hiện rõ có sự “hỗ trợ” của người mua cho việc sản xuất hàng hóa hay không. Nếu có thì phải ghi rõ giá trị (nếu biết) và tên nhà cung cấp. Sự hỗ trợ đó được miễn phí hay trên cơ sở thuê mướn hay phải trả tiền?

Theo UCP 600 ( các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ):

– Phải thể hiện do người thụ hưởng phát hành (trừ trường hợp quy định tại Điều 38);

– Phải được lập cho người mở thư tín dụng (trừ trường hợp nêu trong Điều 38);

– Phải được lập trùng với đơn vị tiền tệ nêu trong thư tín dụng;

– Không cần phải ký.

3. Vận đơn (Bill of lading)

Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.

Có hai loại hình cấp vận đơn, đó là:
– Hãng tàu chuyên chở hàng hóa;

– Đại lý của hãng tàu tại cảng bốc.

a. Phân loại vận đơn đường biển

Cách phổ biến nhất là phân loại theo cách ghi người nhận hàng (tương với chức năng quan trọng nhất là “chứng từ sở hữu”), theo đó có 03 loại vận đơn:

– Vận đơn đích danh (Straight bill of lading): Là loại ghi rõ tên, địa chỉ( và các thông tin khác như: Số điện thoại, fax, email,…) của người nhận hàng; chỉ rõ người này có quyền nhận hàng (khu xuất trình vận đơn hợp lệ);

– Vận đơn theo lệnh (Order bill of landing):  Đây là loại phổ thông trong thương mại và vận tải quốc tế mà theo đó người vận tải sẽ giao hàng theo lệnh của người gửi hàng hoặc của người được ghi trên vận đơn.

– Vận đơn vô danh (Bearer bill of landing): Cho phép giao hàng cho người xuất trình vận đơn. Có thể coi đây là một dạng vận đơn theo lệnh nhưng trên đó không ghi theo lệnh của ai. Theo một cách khác, vận đơn theo lệnh có thể chuyển thành vận đơn vô danh bằng cách ký hậu vào mặt sau nhưng không ghi rõ giao hàng theo lệnh của ai (blank indorsement)

Một số cách phân biệt B/L khác:

 – Theo tình trạng vận đơn:

+ Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Không có ghi chú về khuyết điểm của hàng hóa bao bì;

+ Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): Có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì.

 – Theo tình trạng nhận hàng:

+ Vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on board B/L): được cấp sau khi hàng hóa đã xếp lên tàu.

+ Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L) được cấp trước khi hàng hóa được xếp xuống tàu. Trên vận đơn này, do đó, không có tên tàu và ngày xếp hàng xuống tàu. Vận đơn này có thể được chuyển đổi thành “vận đơn đã xếp hàng lên tàu” bằng cách bổ sung xác nhận và ngày xếp hàng thực tế lên tàu.

b. Đặc điểm của vận đơn

– Khi nói đến vận đơn đường biển thì việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển bắt buộc phải xảy ra.

– Người ký phát bận đơn phải là người có chức năng chuyên chở, thường là người có phương tiện chuyên chở hoặc là người có kinh nghiệm chuyên chở.

– Thời điểm cấp vận đơn có thể là: Sau khi hàng hóa đã được bốc xong lên tàu (Shipped on board); Sau khi hàng hóa đã được nhận để chở (Reaceived for shipment).

Thời gian phát hành vận đơn có ý nghĩa quan trọng trong thanh toán quốc tế. Một mặt nó thể hiện trách nhiệm chuyên chở hàng hóa và trách nhiệm về hàng hóa đối với người chuyên chở. Mặt khác nó là bằng chứng chứng minh rằng người bán đã hoàn thành nghĩa vụ đối với người mua.

c. Chức năng của vận đơn.

Vận đơn đường biển thường có 03 chức năng cơ bản sau:

– Thứ nhất: Vận đơn là “bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu hàng hóa với số lương, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng”.

– Thứ hai: “Vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng”.
– Thứ ba: Vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển đã được ký kết.

d. Tác dụng của vận đơn.

Vận đơn đường biển thường có 06 tác dụng:

– Thứ nhất: Vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng, nhận hàng và chuyên chở.

– Thứ hai: Vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.

– Thứ ba: Vận đơn là căn cứ để nhận hàng và xác định số lượng hàng hóa người bán gửi cho người mua và dựa vào đó để ghi sổ, thống kê, theo dõi xem người bán (người chuyên chở) đã hoặc không hoàn thành trách nhiệm của mình như quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương (vận đơn).
– Thứ tư: Vận đơn cùng các chứng từ khai thác hàng hóa lập thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng.

– Thứ năm: Vận đơn là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo hiểm hay những người khác có liên quan.

– Thứ 6: Vận đơn còn được sử dụng làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa ghi trên vận đơn.

e. Nội dung của vận đơn đường biển

Tùy vào mỗi hãng tàu đều có một vận đơn riêng nhưng về nội dung thì chúng có những đặc điểm chung sau đây:

– Tiêu đề của vận đơn

Vì tiêu đề của vận đơn không quyết định nội dung và tính chất của vận đơn, do đó trong thực tế, ta gặp nhiều vận đơn đường biển có tiêu đề khác nhau. Và vận đơn đường biển phổ thông thường có các tiêu đề sau:

+ Bill of Lading;

+ Ocean bill of Lading;

+ Marine bill of Lading;

+ Sea bill of Landing;

+ Port to port bill of Lading;

+ Through bill of Lading.

– Số vận đơn

Mỗi vận đơn đều có số riêng của nó để phân biệt với các vận đơn khác đồng thời để ghi lên các chứng từ khác có tác dụng làm ô tham chiếu.

– Tên công ty vận tải biển;

– Người gửi hàng: Người gửi hàng thường là nhà sản xuất, ô này ghi đầy đủ tên và địa chỉ kinh doanh của người gửi hàng. Ngoài ra còn có thể ghi thêm số điện thoại, fax, số hiệu tài khoản,…;

– Người nhận hàng: Tùy theo loại vận đơn theo lệnh, đích danh hay vô danh mà ghi cho thích hợp;

– Bên được thông báo:Ghi đầy đủ tên địa chỉ, người mà được thuyền trưởng hay người chuyên chở thông báo và ngày giờ chuyến tàu cập đích;

– Nơi nhận hàng để chở;

– Tên cảng bốc hàng lên tàu;

– Tên cảng dỡ hàng;

– Nơi trả hàng cho người nhận hàng: Địa điểm này có thể ở ngay cảng đích hoặc ở sâu trong đất liền;

– Tên con tàu chở hàng và số liệu chuyến tàu;

 Số bản vận đơn gốc được phát hành: Thông thường được ghi cả bằng số và bằng chữ;

– Ký mã hiệu và số hiệu hàng hóa;

– Số lượng và mô tả hàng hóa;

– Trọng lượng cả bì;

– Thể tích;

– Tổng cố container hoặc kiện hàng được ghi bằng chữ: Phần kê khai hàng hóa;

– Chi tiết về cước phí vận chuyển và các phụ phí: Nếu cước phí trả trước thì ghi “Freight prepaid/ Freight paid”, nếu trả sau thì ghi “Freight to collect/ Freight to paid at destination”

– Cam kết của người chuyên chở;

– Nơi và Ngày tháng phát hành vận đơn;

– Người phát hành vận đơn kí tên.

Nguồn: Viện Logistics

ONEX Logistics Team.

 

Written by

Tài khoản dùng để quản trị website của bạn !

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

footer shape