Những yêu cầu khi lập báo cáo quyết toán hải quan

I. Nguyên tắc lập sổ chi tiết kế toán và báo cáo quyết toán hải quan

Tổ chức/cá nhân có trách nhiệm quản lý và theo dõi nguyên liệu, vật tư từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu. Các nghiệp vụ phát sinh về thay đổi mục đích sử dụng hay xử lý nguyên vật liệu dư thừa, phế phẩm cũng cần được ghi nhận cụ thể.

Theo quy định pháp luật trên hệ thống sổ kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho, doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu cần phải:

  • Lập và lưu trữ sổ chi tiết đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo chứng từ hàng hóa nhập khẩu
  • Lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo hợp đồng, đơn hàng

Tổ chức/cá nhân lập báo cáo quyết toán theo hình thức nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, kho thành phẩm theo từng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm.

* Lưu ý: Trường hợp sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan, cần phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình

II. Cách làm báo cáo quyết toán hải quan

Có 2 hình thức: Trực tiếp bằng văn bản hoặc khai báo báo cáo quyết toán điện tử

1. Trực tiếp: Với mỗi mục đích khai báo, doanh nghiệp cần tuần tuân thủ khai bảo theo các văn bản khác nhau:

Tổ chức, cá nhân lập và nộp báo cáo quyết toán về tình hình xuất – nhập – tồn kho đối với:

Theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả nhập khẩu của DNCX)
  • mẫu số 25 Phụ lục II 
  • mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục số V ban hành
thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
  •  mẫu số 26 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống
  • mẫu số 15a/BCQTSP-GSQL Phụ lục số V
định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu  

  • mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống
  • mẫu số 16/ĐMTT-GSQL Phụ lục số V

2. Khai báo hải quan điện tử

Ngày nay, đa số báo cáo qua hải quan điện tử vì tính thuận tiện, trực quan

=> Tham khảo chi tiết cách lập báo cáo quyết toán qua hệ thống hải quan điện tử tại đây.

III. Sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán và nộp lại cho cơ quan hải quan. Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

ONEX Logistics Team. 

Written by

Tài khoản dùng để quản trị website của bạn !

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

footer shape