Càng nhiều các Hiệp định thương mại tự do được đàm phán và ký kết thì rào cản về thuế quan dường như được dỡ bỏ hoàn toàn, ví dụ điển hình như các Hiệp định thương mại thế hệ mới (CPTPP, EVFTA). Nhưng với rào cản thuế quan được dỡ bỏ thì tiêu chuẩn kỹ thuật lại thắt chặt hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm chắc các quy định và tiêu chuẩn của thị trường đối tác xuất khẩu, đặc biệt là thị trường lớn như Hoa Kỳ, Châu Âu.
Trong bài viết này, ONEX mong muốn chia sẻ đến quý doanh nghiệp khái niệm, khái quát của một hàng hoá đủ điều kiện xuất/ nhập khẩu, biện pháp kiểm tra chuyên ngành xoay quanh 3 khía cạnh chính: Kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch:
I) Kiểm tra chất lượng.
1) Quy trình kiểm tra chất lượng.
Các danh mục tham khảo:
– Thông tư số 02/2022/TT-BTTTT ngày 16/5/2022 của Bộ TTTT.
– QĐ số 2711/QĐ-BKHCN ngày 30/12/2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
– Thông tư số 19/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng, Thông tư số 04/2023/TT-BXD ngày 31/12/2019.
a/ Quy trình các bước trước thông quan.
b/ Quy trình các bước sau thông quan.
** Lưu ý quy định về miễn giảm kiểm tra chất lượng.
Căn cứ khoản 8 Điều 7 Nghị định 132/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
– Hàng hóa có 3 lần nhập khẩu liên tiếp có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.
– Thời gian miễn 2 năm.
– Cơ quan hải quan thông quan: Văn bản xác nhận miễn của cơ quan kiểm tra.
c/ Công bố hợp quy.
– Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân.
– Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
– Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.
2) Những trường hợp miễn kiểm tra chất lượng.
* Hành lý của người nhập cảnh, tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện).
* Hàng hóa của các tổ chức, cá nhân ngoại giao, tổ chức quốc tế trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện).
* Mẫu hàng để quảng cáo không có giá trị sử dụng; hàng mẫu để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất; mẫu hàng để thử nghiệm phục vụ giám định, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thử nghiệm liên phòng.
* Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội trợ triển lãm thương mại (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện).
* Quà biếu, tặng trong định mức thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện).
* Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới trong định mức thuế.
* Hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc tạm nhập – tái xuất không tiêu thụ và sử dụng tại Việt Nam (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện).
* Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển.
* Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan (không áp dụng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa tiêu thụ).
* Nguyên liệu, vật tư, hàng mẫu để gia công cho nước ngoài, để sản xuất hàng xuất khẩu; nguyên liệu để sản xuất hàng hóa tiêu thụ nội địa, lưu thông trên thị trường trong trường hợp hàng hóa đã được quản lý chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (trừ nguyên liệu nhập khẩu để sử dụng sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và phụ tùng, linh kiện, tổng thành, hệ thống của phương tiện giao thông thuộc sản phẩm, hàng hóa nhóm 2).
* Hàng hoá kinh doanh bán miễn thuế cho khách xuất khẩu (quản lý theo chế độ tạm nhập tái xuất).
* Hàng hóa tái nhập khẩu để sửa chữa, tái chế theo yêu cầu của đối tác nước ngoài.
* Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
* Hàng hóa nhập khẩu chuyên dụng phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
* Các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) theo QĐ của Bộ trưởng bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
* Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
* Hàng hóa tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
* Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
II) Kiểm tra an toàn thực phẩm.
1) Quy trình kiểm tra an toàn thực phẩm.
a/ Danh mục tham khảo.
– Thông tư số 28/2021/TT-BYT ngày 20/12/2021 ban hành Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
– Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2021 ban hành Bảng mã số HS đối với hàng hóa chuyên ngành XNK của Bộ NNPTNT.
– QĐ số 1182A/QĐ-BCT ngày 06/4/2021 về việc ban hành danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định gồm:
+ Phụ lục II DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM/NHÓM SẢN PHẨM THỰC PHẨM; HÀNG HÓA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ.
+ Phụ lục III DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM/NHÓM SẢN PHẨM THỰC PHẨM; HÀNG HÓA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.
+ Phụ lục IV DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM/NHÓM SẢN PHẨM THỰC PHẨM; HÀNG HÓA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG.
b/ Phương thức kiểm tra và điều kiện thông quan.
Phương thức kiểm tra chặt:
– Áp dụng đối với: Lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó.
– Lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có).
– Có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.
Phương thức kiểm tra thông thường:
– Áp dụng đối với tất cả mặt hàng của lô hàng nhập khẩu, trừ trường hợp thuộc đối tượng kiểm tra giảm hoặc kiểm tra chặt.
Phương thức kiểm tra giảm:
– Đối với lô hàng: Đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với lô hàng, mặt hàng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;
– Đã có 03 (ba) lần liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường;
– Được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương.
=> Thông báo thực phẩm đạt (điều kiện thông quan).
c/ Tự công bố sản phẩm.
– Đối tượng:
Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
– Hồ sơ:
Bản tự công bố và phiếu kiểm nghiệm.
– Hình thức:
Đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, website, trụ sở và và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm.
Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm.
d/ Đăng ký bản công bố sản phẩm.
– Đối tượng:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong DM phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
– Hồ sơ:
Bản công bố sản phẩm; phiếu kiểm nghiệm; CFS, GMP, bằng chứng khoa học chứng minh công dụng hoặc thành phần tạo nên sản phẩm.
– Hình thức:
Nộp đến Bộ Y tế hoặc UBND tỉnh. Cơ quan kiểm tra của Bộ Y tế, UBND tỉnh kiểm tra và cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
Sản phẩm được cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm được miễn kiểm tra ATTP.
2) Lưu ý yêu cầu đối với sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu (Điều 14 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP).
Sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu (trừ các thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thực phẩm do tổ chức, cá nhân Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài nhưng bị trả về và các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP) phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– Có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đáp ứng quy định của Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đưa vào danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản vào Việt Nam.
– Đối với sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm, sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm: Phải được sản xuất bởi cơ sở sản xuất, kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam.
– Mỗi lô hàng nhập khẩu có nguồn gốc động vật, thủy sản nhập khẩu phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biển bán trực tiếp cho Việt Nam).
3) Trang web tham khảo tra cứu:
a/ Danh sách DN của các nước đủ điều kiện XK sản phẩm ĐV thủy sản làm thực phẩm vào VN.
https://cucthuy.gov.vn/en/danh-sach-doanh-nghiep-xk-thuy-san.
b/ Danh sách doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt ĐV vào VN.
https://cucthuy.gov.vn/en/danh-sach-cac-doanh-nghiep-cua-22-nuoc-du-dieu-kien-xuatkhau-thuc-pham-co-nguon-goc-dong-vat-tren-can-vao-viet-nam.
c/ Danh sách DN của các nước đủ điều kiện XK sản phẩm TV làm thực phẩm vào VN.
https://ppd.gov.vn/tieu-diem/danh-sach-cac-nuoc-dang-ky-xuat-khau-thuc-pham-conguon-goc-thuc-vat-vao-viet-nam.
III) Kiểm dịch.
1) Danh mục tham khảo.
Thông tư số 11/2021/TTBNNPTNT ngày 20/9/2021.
2) Quy trình kiểm dịch.
– Hồ sơ đăng ký kiểm dịch (trước khi NK).
– Hồ sơ kiểm dịch (khi hàng đến cửa khẩu).
– Làm thủ tục hải quan
3) Các trường hợp miễn.
a/ Kiểm dịch thực vật.
Chưa có quy định.
b/ Kiểm dịch động vật.
– Kiểm dịch động vật, sản phẩm từ động vật:
+ Động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập thực hiện theo quy chế ngoại giao.
+ Các sản phẩm nghiên cứu, sản xuất vắc-xin và chế phẩm sinh học: Huyết thanh của ngựa, bò, cừu; các sản phẩm làm dược liệu: Ngô công (rết), Thuyền thoái (xác ve sầu lột), Toàn yết (bọ cạp), A Giao (keo da lừa), huyết hươu khô, nhung hươu khô; kén tằm; sản phẩm đã xử lý sâu để gia công hàng may mặc thành phẩm: miếng da/dải lông lông thú, lông vũ”.
– Kiểm dịch động vật thủy sản, sản phẩm từ động vật thủy sản:
+ Động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu thuộc diện ngoại giao.
+ Sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để gia công xuất khẩu, sản xuất xuất khẩu.
+ Sản phẩm động vật thủy sản làm mẫu thử nghiệm.
+ Sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để trưng bày hội chợ, triển lãm.
+ Sản phẩm động vật thủy sản làm thực phẩm xuất khẩu bị triệu hồi hoặc trả về.
Mọi thắc mắc về vấn đề kiểm tra chuyên ngành, ONEX luôn ở đây đồng hành cùng quý doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắt, lập ra quy trình kiểm tra cụ thể. Cùng nhau xây dựng một môi trường logistics sôi động và vững mạnh nhé!
ONEX Logistics Team.