Hình ảnh minh họa

C-TPAT là gì?

C-TPAT (viết tắt của Customs-Trade Partnership Against Terrorism), tạm dịch là Chương trình Đối tác Chống khủng bố và An ninh Thương mại, là một chương trình do Cục Hải quan Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) xây dựng, với mục tiêu tăng cường an ninh hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ, xây dựng một mạng lưới đối tác an ninh với các doanh nghiệp liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Những doanh nghiệp muốn sở hữu chứng nhận CTPAT sẽ cần phải ký kết thoả thuận hợp tác với CBP, thực hiện một loạt các biện pháp kiểm tra và cung cấp đầy đủ các loại hồ sơ bảo mật, nhằm đảm bảo an toàn cho toàn bộ chuỗi cung ứng, ngăn chặn việc buôn lậu, khủng bố và các hoạt động phi pháp khác.

Lợi ích của doanh nghiệp sở hữu chứng nhận C-TPAT.

Mặc dù Hoa Kỳ là một trong những thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, nhưng cũng là một thị trường “khó nhằn” với vô vàn những quy định, chính sách yêu cầu khắt khe về chất lượng, quy trình, thủ tục xuất nhập khẩu. Theo giới thiệu từ CBP, chứng nhận C-TPAT mang lại rất nhiều các lợi ích liên quan đến thuận tiện giao thương, không chỉ tại thị trường Hoa Kỳ mà còn các thị trường đối tác hợp tác với Hoa Kỳ, tổng chung lại thành những lợi ích cốt lõi cho doanh nghiệp sở hữu như sau:

Hàng hoá được ưu tiên xử lý nhanh hơn, giảm số lần thực hiện kiểm tra CBP

Khi đã có chứng nhận C-TPAT, các doanh nghiệp sẽ được ưu tiên xử lý hàng hóa trong quá trình thông quan tại biên giới, giúp giảm thời gian xếp hàng, tăng hiệu suất làm việc và giảm thời gian chờ đợi.

Cơ hội mở rộng kinh doanh trên quy mô toàn cầu

Những doanh nghiệp sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn và đàm phán được các điều khoản có lợi hơn. Các doanh nghiệp có chứng nhận này thường được ưu tiên khi tham gia vào các chương trình thương mại quốc tế, giúp dễ dàng tiếp cận vào thị trường quốc tế, kết nối với các đối tác tin cậy và mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Những nội dung kiểm tra chính của chương trình C-TPAT.

1.Yêu cầu đối tác kinh doanh
2. An ninh container và trailer
3. Kiểm soát truy cập vật lý
4. An ninh công nghệ thông tin
5. An ninh nhân sự
6. An ninh thủ tục
7. An ninh vật lý

Quy trình dự xét tham gia.

Để tham gia chương trình C-TPAT (Customs-Trade Partnership Against Terrorism), doanh nghiệp cần thực hiện một quy trình cụ thể bao gồm các bước sau:

01

Đảm bảo các tiêu chí

Đảm bảo các tiêu chí bảo mật C-TPAT của công ty đáp ứng đủ điều kiện tham gia chương trình.

02

Nộp hồ sơ cơ bản

Nộp hồ sơ cơ bản qua hệ thống Cổng thông tin C-TPAT và xác nhận tham gia tự nguyện.

03

Tiến hành đánh giá

Tiến hành đánh giá rủi ro, trình bày cách công ty đáp ứng các tiêu chí bảo mật tối thiểu của C-TPAT và hoàn thành hồ sơ.

04

Nộp hồ sơ chi định

Nộp hồ sơ dự xét đến Chuyên gia bảo mật chuỗi cung ứng C-TPAT được chỉ định và chờ được hướng dẫn.

* Thời hạn đợi xét duyệt: Trong vòng tối đa 90 ngày, công ty sẽ nhận được phản hồi chấp nhận hoặc từ chối từ CBP. Nếu được chấp nhận, doanh nghiệp dự xét sẽ được xác nhận trong vòng 1 năm.

Mẫu chứng nhận C-TPAT

ONEX Logistics - Đối tác tin cậy trong tư vấn C-TPAT

ONEX Logistics, cùng với đối tác chiến lược CT Strategies, đã ký kết hợp tác nhằm cung cấp dịch vụ tư vấn C-TPAT. Chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp tương tác hiệu quả với cơ quan chính phủ Hoa Kỳ, tối ưu quy trình nhập khẩu, và xây dựng mối quan hệ chiến lược với CBP. Với kiến thức chuyên sâu và mạng lưới rộng, chúng tôi cam kết giúp doanh nghiệp đạt được kết quả mong muốn trong chuỗi cung ứng.

ONEX Logistics Team.

Categories

U.S. Customs and Border Protection

Xem thêm

User Experience Design

Download
footer shape