Giờ làm việc Thứ Hai đến thứ Sáu | 08:00 - 17:00

1234 lượt xem

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HẢI QUAN

Pháp luật về hải quan là một trong những nội dung cốt lõi của nghề khai báo hải quan. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và hệ thống pháp luật hải quan nói riêng, các văn bản quy phạm pháp luật có thứ tự ban hành, thứ tự quyền lực cũng như thứ tự ưu tiên khác nhau. Đồng thời, các văn bản này có thể được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc đình chỉ việc thi hành bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 

Việc hiểu sai hoặc áp dụng sai văn bản pháp luật sẽ ảnh hưởng đến quá trình khai báo hải quan, dẫn đến việc phải tốn thêm thời gian và công sức để điều chỉnh, bổ sung, thậm chí bị phạt vi phạm hành chính. Vì vậy, việc nắm vững, hiểu rõ và thường xuyên cập nhật những thay đổi của văn bản pháp luật là vô cùng cần thiết và quan trọng. 

Về cơ bản, văn bản pháp luật về hải quan của Việt Nam được ba cơ quan ban hành, đó là Quốc hội, Cơ quan chính phủ, Bộ và Cơ quan ngang Bộ. Trong phạm vi hiểu biết và kinh nghiệm của mình, ONEX Logistics xin phép giới thiệu những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nghề khai báo hải quan mà đội ngũ chuyên viên ở ONEX vẫn dùng để tư vấn và “hành nghề” mỗi ngày: 

1. Luật
- Luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký quyết định ban hành.
- Luật có giá trị pháp lý cao, chỉ sau Hiến pháp. 

2. Nghị định
- Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành, có vai trò hướng dẫn thi hành luật và pháp lệnh của Quốc hội.
- Nghị định của Chính phủ có giá trị pháp lý thấp hơn so với Hiến pháp, luật và pháp lệnh. 

3. Thông tư
- Thông tư là văn bản quy phạm pháp luật do Bộ và cơ quan ngang Bộ ban hành, nhằm giải thích, hướng dẫn chi tiết Nghị định của Chính phủ.
- Thông tư có giá trị pháp lý thấp hơn so với Nghị định. 

Để có thể cung cấp nội dung rõ ràng hơn về Luật, Nghị định và Thông tư, ONEX Logistics sẽ hoàn thiện chuỗi bài viết chi tiết cho những văn bản pháp luật này.

ONEX Logistics team.